Thủ tục cho hàng Tạm Nhập - Tái Xuất

Đăng ngày: 28-02-2020

Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế ngày một phát triển, đóng vai trò không thể thiếu của mỗi quốc gia. Bên cạnh hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa phổ biến, ta còn biết đến một hình thức khác trong kinh doanh xuất nhập khẩu là ‘tạm nhập tái xuất’. ‘Tạm nhập tái xuất’ trở nên rất phổ biến hiện nay, hình thức này được nhiều doanh nghiệp tận dụng bởi những lợi ích mà nó mang lại.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn và thắc mắc về hình thức tạm nhập tái xuất, hãy cùng tìm hiểu những nội dung cơ bản về nó ở bài viết dưới đây!

1. Hàng tạm nhập tái xuất là gì?

“Tạm nhập tái xuất là hoạt động thương nhân tiến hành nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, hoặc từ khu vực hải quan khác vào lãnh thổ Việt Nam và sau đó tiến hành xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.”

Có thể tạm hiểu, tạm nhập tái xuất là việc nhập khẩu một hàng hóa về Việt Nam trong một thời gian ngắn hạn, nhưng hàng hóa không nhằm mục đích lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian được xuất khẩu tiếp tục sang nước thứ ba. Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác. Bản chất, hàng hóa này được xuất khẩu hai lần, xuất khẩu đi từ nước đầu tiên sau đó tạm nhập khẩu vào Việt Nam và lại xuất khẩu sang một nước khác nên gọi là tái xuất.

Hàng hóa tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh thì có thời gian lưu lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan.

2. Các trường hợp thường gặp khi kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất.

a. Tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa dự hội trợ triển lãm

b. Tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa là máy móc thuê mượn từ nước ngoài

c. Tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa nhập để bảo hành đối với hàng hóa lỗi hỏng hóc sau khi bán hàng cho thương nhân nước ngoài

d. Hàng hóa kinh doanh thương mại: hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam sau đó lại xuất bán chính hàng hóa đó đi cho một thương nhân nước ngoài khác.

3. Thủ tục Hải quan, và quản lí Hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất.

Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất hoặc tạm nhập tái xuất có điều kiện quy định trong Phụ lục VI, VII, VIII, IX nghị định 69/2018/NĐCP. (Xem tại đây )

Hàng tạm nhập tái xuất được chia ra làm hai loại là tạm nhập hàng miễn thuế và hàng tạm nhập phải nộp thuế.

Đối với hàng tạm nhập miễn thuế mã loại hình là G12, G13 thì khi tiến hành tạm nhập sẽ không cần phải nộp thuế khi tiến hành nhập khẩu.

Đối với hàng hóa tạm nhập theo loại hình G11 thì khi tiến hành tạm nhập doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp thuế như hàng hóa nhập khẩu thông thường, sau khi tiến hành thực xuất thì doanh nghiệp sẽ tiến hành làm hoàn thuế đối với số thuế đã nộp tại thời điểm tạm nhập.

Đối với hàng máy móc được thuế mượn để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất. Quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu 107/2016/QH13. Hàng hóa tạm nhập sẽ theo mã loại hình G12 tại thời điểm nhập khẩu sẽ tiến hành đóng thuế nhập khẩu, sau khi xong dự án tiến hành tái xuất doanh nghiệp sẽ làm hoàn thuế dự trên giá trị còn lại của máy móc.

Do hàng hóa là kinh doanh tạm nhập tái xuất tức là hàng hóa chỉ tạm thời nhập khẩu vào Việt Nam sau đó phải tiến hành tái xuất ra khỏi Việt Nam do vậy đối với hàng tạm nhập cần phải chị giám sát bởi cơ quan Hải quan.

Hàng hóa cần phải được đảm bảo nguyên trạng trong thời gian lưu lại ở Việt Nam và khi vận chuyển để Tái xuất. Trong trường hợp muốn kéo dài thêm thời gian lưu lại hàng hóa tại Việt Nam thì phải có công văn xin phép gửi đến chi cục Hải quan tạm nhập xin gia hạn và được sự đồng ý của hải quan đóng dấu của cơ quan Hải quan lên công văn đề nghị.

Hàng hóa khi tái xuất 100% luồng đỏ để Hải quan tiến hành kiểm tra về hàng hóa xem hàng hóa có đúng nguyên trạng và đúng hàng hóa tạm nhập hay không.

Đối với hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu sau đó tái xuất tại cửa khẩu khác khi tiến hành tái xuất của khẩu tái xuất sẽ gửi fax tờ khai cho chi cục hải quan của khẩu tạm nhập để tiến hành quản lí. Về vấn đề thay đổi cửa khẩu tái xuất 

Đối với hàng hóa tạm nhập sau khi tạm nhập xong mà không xuất trả thì có 2 phương án xử lí :

  •  Phương án 1: Tiến hành tiêu hủy hàng nếu như hàng đã hỏng hóc, lỗi thời không còn sử dụng được
  •  Phương án 2: Tiến hành mở tờ khai chuyển đổi mục đích sủ dụng

4. Hồ sơ Hải quan và các giấy tờ yêu cầu đối với hàng tạm nhập tái xuất:

a. Bộ hồ sơ Hải quan gồm:

- Bill;

- Invoice;

- Hóa đơn vận tải (nếu có);

- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan;

- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật;

- Hợp đồng mua bán hàng hoá nhập khẩu;

- Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập-tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ:

• Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp

• Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép

- Thư mời dự hội trợ, hợp đồng tài trợ, hợp đồng cho thuê cho mượn hàng hóa (đối với hàng hóa thông thường).

Như vậy, tạm nhập tái xuất là một hình thức xuất nhập khẩu vô cùng quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Hoạt động này không chỉ thể hiện sự phát triển kinh tế của một quốc gia mà còn là nhu cầu tất yếu trong mối quan hệ thương mại, chính trị, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới. Tùy thuộc theo mục đích của việc nhập khẩu, xuất khẩu mà thương nhân có quyền lựa chọn hình thức tạm nhập tái xuất và có sự chuẩn bị đầy đủ về thủ tục, khả năng tài chính phù hợp.

Xem thêm:

Tổng quan về Incoterm 2010

Quy trình nhập khẩu hàng hóa 

Công ty Cổ phần Funny Group - Chúng tôi sẵn sàng là cầu nối đưa doanh nghiệp bạn đến với khách hàng trong và ngoài nước trên cơ sở cung cấp các dịch vụ : Tìm kiếm nguồn hàng; Tư vấn thủ tục, chính sách thương mại; đàm phán kinh doanh và nhận Ủy thác xuất nhập khẩu. 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.

Địa chỉ: Số 90, ngõ 167 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 090.325.6767 - 0981.167.167

Email: proper.funnygroup@gmail.com