SO SÁNH FOB VÀ CIF

Đăng ngày: 19-11-2019

Trong thương mại quốc tế thường sử dụng ngôn ngữ khác nhau, các bên chịu sự điều tiết về tập quán, luật lệ địa phương khác nhau dẫn đến sự hiểu lầm, tranh chấp kiện tụng giữa các bên tham gia. Để hạn chế những bất đồng và thúc đẩy thương mại quốc tế, Phòng thương mại quốc tế (ICC) đã soạn thảo các “Điều kiện thương mại quốc tế (International Commerce Terms – INCOTERMS)” . INCOTERMS là bộ qui tắc do Phòng Thương mại Quốc tế ( ICC ) phát hành để giải thích các điều kiện về thương mại quốc tế.

Trong Incoterms có 2 điều khoản nếu chúng ta không nắm chắc thì sẽ rất dễ gây nhầm lẫn đó là FOB và CIF. Vì vậy trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai điều khoản này nhé!

I. FOB là gì?

FOB (Free On Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán hàng khi hàng đã lên tàu ở cảng xếp hàng. Có nghĩa là khi hàng hóa chưa được xếp lên tàu thì mọi trách nhiệm đều thuộc về người bán, còn khi hàng đã được xếp lên boong tàu thì mọi trách nhiệm, rủi ro lúc này sẽ thuộc về người mua. Lan can tàu sẽ là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB.

Giá FOB không bao gồm phí vận chuyển, bảo hiểm tới điểm đến, người mua phải chịu các khoản phí sau: phí thuê phương tiện vận chuyển, phí bảo hiểm hàng hóa và các chi phí phát sinh khác trong quá trình vận chuyển.

 Cách quy định điều khoản: FOB + tên cảng đi

 Ví dụ: FOB Southampton Port, the UK - Incoterms® 2010

FOB Southampton Port có nghĩa là cảng xếp hàng Southampton là nơi chuyển giao rủi ro của người bán cho khách hàng nước ngoài tại cảng Southampton của UK.

II. CIF là gì?

CIF là viết tắt Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí) là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng.

Người bán mua bảo hiểm, thuê tàu, trả các loại phí và cước phí cần thiết để chuyên chở hàng hóa đến cảng đến có nêu tên. Người bán hết trách nhiệm về hàng hóa và chuyển giao rủi ro cho người bán kể từ khi hàng hóa được giao trên tàu tại cảng đi .

 

Cách thức viết: CIF + tên cảng đến

Ví dụ: CIF Hải Phòng

Trong ví dụ trên với CIF Hải Phòng ,người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hải Phòng là cảng của nước người mua, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục hải quan từ địa điểm giao hàng này và đưa hàng về kho.

III.  So sánh FOB và CIF

III.1.  Giống nhau

– Là hai điều kiện trong Incotems 2010 được sử dụng cho vận chuyển đường biển.

– Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro là tại cảng xếp hàng của người bán.

– Người bán có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, người mua làm thủ tục nhập khẩu.

III.2. Khác nhau

Tiêu chí

FOB

CIF

Tên gọi

FOB: giao hàng lên tàu

FOB+ cảng bốc hàng qui định (cảng của nước người bán)

CIF: tiền hàng bảo hiểm và cước phí

CIF+ cảng dỡ hàng qui định (cảng của nước người mua)

Hợp dồng bảo hiểm

Người bán không có nghĩa vụ

Người bán chịu chi phí kí kết hợp đồng bảo hiểm cho đến khi hàng hóa đến cảng dỡ hàng qui định

Hợp đồng vận tải

-Người bán: người bán thuê phương tiện vận tải đến cảng xuất của nước mình là hết nghĩa vụ.

-Người mua: chịu chi phí thuê phương tiện vận tải để chở hàng từ cảng người xuất về địa điểm mình mong muốn.

-Người bán: chịu chi phí thuê phương tiện vận tải và trả hợp đồng bảo hiểm đến cảng của người mua chỉ định.

-Người mua: chịu chi phí vận chuyển từ cảng bên nước mình yêu cầu về đến kho của mình mong muốn.

Địa điểm chuyển giao rủi ro

Khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng qui định

Khi hàng được vận chuyển tới cảng đến qui định.

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đến bài viết !