Incoterms ( International Commercial Terms) chắc hẳn đây là một thuật ngữ quen thuộc đối với những ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đây là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của bên bán và bên mua trong giao dịch hợp đồng thương mại quốc tế.
Trong Incoterms 2010 có 11 điều khoản chia thành 4 nhóm: E, F, C, D. Chi tiết tên gọi như sau:
Trong bài viết này, mình sẽ đi sâu vào phân tích chi tiết các điều khoản nhóm F.
Như đã nêu trên nhóm F có 3 điều khoản đó là FOB, FCA và FAS. Từ F ở đầu mỗi điều khoản này là “Free” có nghĩa là người bán hết trách nhiệm khi chuyển giao xong hàng hóa ở cảng xuất của mình. Tuy nhiên việc chia 3 nhóm trong nhóm dựa trên cơ sở trách nhiệm của mỗi nhóm là khác nhau.
1. FCA – Free CArrier (Giao hàng cho người chuyên chở)
Cách quy định: FCA + tên nơi đi
Ví dụ: FCA sân bay Tân Sơn Nhất, Việt Nam - Incoterms®2010
Người bán hết trách nhiệm về hàng hóa và chuyển giao rủi ro sang cho người mua kể từ khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định, tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định khác. Người bán có trách nhiệm làm thông quan xuất khẩu cho hàng hóa.
Chú ý:
– Nếu giao FCA tại kho của người bán, thì người bán bốc hàng lên xe cho người mua.
– Nếu giao FCA tại kho khác kho hàng của người bán, thì người mua tự bốc hàng lên xe.
2. FAS – Free Alongside Ship (Giao hàng dọc mạn tàu)
Cách quy định: FAS + tên cảng đi
Ví dụ: FAS Southampton Port, the UK - Incoterms® 2010
Người bán hết trách nhiệm và chuyển giao rủi ro về hàng hóa kể từ khi hàng hóa được giao dọc mạn con tàu (trên xà lan hoặc cầu cảng) do người mua chỉ định tại cảng đi có nêu tên.
Người bán chịu trách nhiệm thông quan xuất khẩu. Người mua thông quan nhập khẩu. FAS chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa
Chúng ta có thể hiểu đơn giản là FAS = FCA + người Bán chịu cước giao tới dọc mạn tàu.
3. FOB – Free On Board (Giao hàng lên tàu)
Cách quy định: FOB tên cảng đi
Ví dụ: FOB Southampton Port, the UK - Incoterms® 2010
Người bán hết trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi hàng hóa được giao trên con tàu do người mua chỉ định tại cảng đi có nêu tên.
Chú ý: Người bán book cước tàu (lấy booking) và trả tiền cước – freight. Người bán thông quan xuất khẩu. Người mua thông quan nhập khẩu. Phương thức này chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa.
Như theo điều kiện nhóm F thì trách nhiệm sẽ tăng dần :
FCA < FAS < FOB.
Vậy là các bạn đã hiểu chi tiết về trách nhiệm và rủi ro trong các điều kiện nhóm F của Incoterms 2010 rồi! ^^