Quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa luôn xuất hiện rất nhiều rủi ro đối với các bên tham gia. Từ đó, có sự xuất hiện của bảo hiểm giúp phòng tránh những thất thoát, tổn hại quá lớn xảy ra bất ngờ với hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Bài viết sau sẽ chia sẻ những nội dung chính và quan trọng nhất của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là bảo hiểm cho các rủi ro từ bên ngoài gây tổn thất đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc tạm lưu kho trong quá trình chờ vận chuyển được thực hiện bởi bất kỳ phương tiện nào trong lãnh thổ Việt Nam hoặc quốc tế.
Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Đối tượng của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: hàng hóa xuất nhập khẩu.
Các loại chứng từ bảo hiểm:
► Hợp đồng bảo hiểm hay Đơn bảo hiểm: là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này.
► Chứng nhận bảo hiểm: là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.
Trong đó, hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực cao hơn so với Giấy chứng nhận bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm không mạnh và chặt về pháp lý như Hợp đồng bảo hiểm. Một bản Giấy chứng nhận bảo hiểm thuần túy không có giá trị đầy đủ trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại pháp lý. Khi đó, để giải quyết tranh chấp cần xuất trình hợp đồng bảo hiểm.
Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm. Bao gồm 3 nhóm điều kiện với những mức độ bảo hiểm khác nhau:
► Điều kiện bảo hiểm nhóm C: Hàng hóa hay tài sản vận chuyển sẽ được bảo hiểm trong trường hợp bị thiệt hại do:
– Cháy hay nổ.
– Tàu bị mắc cạn, lật úp và đắm.
– Phương tiện vận tải đường bộ bị lật hay trật bánh.
– Tàu bị va chạm, đâm vào bất kỳ vật thể nào không kể nước.
– Dợ hàng ở cảng nơi tàu gặp nạn.
– Hàng bị ném khỏi tàu.
– Phương tiện chở hàng mất tích và khiến hàng hóa bị thất thoát.
► Điều kiện bảo hiểm nhóm B: Ngoài các điều kiện như trên bảo hiểm C thì người được bảo hiểm cũng sẽ được bồi thường trong trường hợp xảy ra những rủi ro như:
– Động đất, núi lửa phun trào hay sét đánh.
– Hàng bị nước cuốn khỏi tàu hay bị ném khỏi tàu.
– Nơi để hàng bị nước tràn vào.
– Hàng hóa tổn thất do dỡ hàng qua lan can tàu tại cảng.
► Điều kiện bảo hiểm nhóm A: Theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hóa được bảo hiểm, trừ một số trường hợp loại trừ.
Thêm vào với hai phần B và C ở trên nữa là điều kiện bảo hiểm A với quyền được bồi thường nếu đối tượng bảo hiểm rơi vào một trong các trường hợp sau:
– Mất cắp, mất trộm.
– Thiếu nguyên kiện.
– Hen rỉ, gãy trong quá trình vận chuyển.
– Rách, vỡ, bị ướt hay làm bẩn…
Cách tính phí bảo hiểm:
Thông thường tổng số tiền bảo hiểm được tính theo công thức sau:
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Tiền hàng, F: Cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.
CIF: là giá trị hàng hoá bao gồm cả giá trị hàng, cước phí và phí bảo hiểm.
R: là tỷ lệ Phí chính + tỷ lệ phí phụ (nếu có).
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một sự bảo vệ toàn diện cho hàng hóa của trong quá trình vận chuyển. Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin về loại hình bảo hiểm này.