MASTER B/L VÀ HOUSE B/L

Đăng ngày: 30-11-2019

Trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, vận chuyển quốc tế là yếu tố không thể thiếu và vô cùng quan trọng. Nếu chọn đúng phương thức vận chuyển các công ty logistics sẽ tiết kiệm được chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu được rủi ro trong quá trình giao hàng. Vận đơn đường biến là hình thức phổ biến được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế hiện nay. Trong bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu về những vận đơn được sử dụng phổ biến là Master B/L, House B/L nhé!

I. Vận đơn đường biển là gì?

Vận đơn đường biển (B/L – Bill Of Lading) là một chứng từ vận tải hàng hoá do người chuyên chở, thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của hãng tàu (forwarder) ký phát cho chủ hàng sau khi tàu rời bến. Trong vận tải đường biển, vận đơn có chức năng quan trọng và tác dụng đến quá trình chuyển đổi chủ sở hữu hàng hoá. Vận đơn đường biển là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó như là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.

II. Master B/L ( MSL) và House B/L (HBL)

1. House Bill( HBL): Là vận đơn do công ty Forwarder phát hành cho shipper, trên bill có thể hiện logo của công ty Forwarder chứ không có logo của hãng tàu. Trên HBL shipper là chủ hàng và consignee là người mua hàng thực thụ.

  • Note: Shipper: real shipper

          Consignee: real consignee

2. Master Bill (MBL): là vận đơn mà hãng tàu phát hành cho khách hàng trực tiếp (shipper), cụ thể trên bill thể hiện người gửi hàng (shipper) và người nhận hàng thực tế (consignee) của lô hàng, trên bill có thể hiện logo của hãng tàu. Hoặc do hãng tàu phát hành cho công ty giao nhận vận chuyển (Forwarder/Logistics). Cụ thể 2 trường hợp trên như sau:

+ Khách gửi hàng có thể trực tiếp liên hệ và gửi hàng cho hãng tàu, lúc này khách sẽ trực tiếp nhận MBL và đứng tên chủ hàng (shipper), consignee là tên người mua hàng thực thụ.

+ Khách gửi hàng cho Forwarder, nhưng khách muốn nhận MBL chứ không muốn nhận HBL, lúc này Forwarder chỉ đóng vai trò môi giới, nhận book tàu giùm khách. Lúc này Shipper là tên công ty Forwarder, consignee là tên đại lý của công ty Forwarder tại nước cảng đến.

  •  Note: Shipper: Real shipper/ Forwarder

           Consignee: Real consignee/ Forwarder Agent

Việc sử dụng MASTER B/L VÀ HOUSE B/L tùy vào yêu cầu của khách hàng hoặc nếu khách hàng không có yêu cầu lựa chọn HBL, MBL thì FWD thường phát hành HBL cho khách hàng để bảo đảm thông tin khách hàng và tạo mối quan hệ với đại lí vì khi hàng đến cảng đích, người nhận hàng sẽ đến đại lí của FWD để nhận lệnh và đóng phí cho đại lí, tuy nhiên nếu khách hàng yêu cầu lấy MBL từ hãng tàu, lúc này FWD chỉ như trung gian, mặc dù FWD book qua hãng tàu, trên MBL lúc này shipper không phải là FWD và consignee không phải đại lí của FWD tại nước sở tại mà shipper và consignee thực tế của lô hàng.

III. Một số điểm khác nhau giữa MBL và HBL

  • HBL là do Forwarder phát hành nên dễ chỉnh sửa hơn so với MBL, HBL có thể tùy ý chỉnh sửa theo nhu cầu của shipper.
  • HBL lại rủi ro hơn MBL nhiều, vì khi có rủi ro nếu có MBL gốc thì shipper có thể kiện hãng tàu được, còn HBL gốc không có hiệu lực đối với hãng tàu ma chỉ có hiệu lực giữa shipper và forwarder.
  • MBL có 1 dấu và chữ kí, HBL có thể có 2 (1 của người gom hàng và 1 có thể của người chuyên chở xác nhận việc đã xếp hàng lên tàu)
  • MBL ghi cảng đi đến, HBL ghi nơi giao nhận.
  • Trên mặt MBL ghi tên, logo hãng tàu còn HBL ghi tên, logo người giao nhận.

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đến bài viết !