CÁC CHỨNG TỪ ĐẶC BIỆT TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đăng ngày: 28-11-2019

Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế là yếu tố rất quan trọng trong một giao dịch thương mại quốc tế. Ngoài những chứng từ thông dụng như hợp đồng thương mại, packing list, hóa đơn thương mại,… chúng ta còn có những chứng từ đặc biệt hơn. Vậy những chứng từ đó là gì? Nội dung của những chứng từ đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

I. GIẤY PHÉP XUẤT NHÂP KHẨU

1. Giấy phép xuất nhập khẩu

Giấy phép xuất khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa ra khỏi lãnh thổ của nước đó.

Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền một nước cho phép mặt hàng nhất định đưa vào lãnh thổ nước đó.

2. Giấy phép xuất nhập khẩu tự động  

Giấy phép xuất nhập khẩu tự động là giấy tờ do Bộ Công Thương cấp cho thương nhân dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký xuất nhập khẩu cho mỗi lô hàng.

Về lý thuyết là để thống kê chính xác số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá nhập khẩu phục vụ công tác điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Nhà nước.

II. Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, trọng lượng

Những loại giấy chứng nhận này là chứng từ do bên thứ ba cấp. Bên này thường là một công ty kiểm định độc lập có uy tín được người mua và người bán thoả thuận chọn lựa trong hợp đồng mua bán.

Chứng từ này nhằm kết luận một lô hàng sau khi sản xuất có phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu và điều khoản chất lượng/số lượng/trọng lượng cam kết trong hợp đồng hay không.

Thông thường, khi thuê công ty kiểm định thực hiện việc kiểm soát hàng trước khi xuất, họ sẽ kiểm định một lúc: chất lượng, số lượng, và trọng lượng, thể tích hàng… 

Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, trọng lượng theo tập quán hay được gọi là C/Q

III. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitiry Certificate)

Do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp, xác nhận thực phẩm hoặc sản phẩm thực vật không bị nhiễm sâu bệnh, và được coi là phù hợp với những quy định kiểm dịch thực vật hiện hành của nước nhập khẩu để nhằm mục đích tránh sự lây lan dịch bệnh từ hàng hóa đi vào nước nhập khẩu. Đối với xuất khẩu cũng tương tự.

Các mặt hàng cần phải kiểm dịch thực vật: về cơ bản thì tất cả các mặt hàng liên quan tới thực vật như gỗ, các loại nông sản… đều phải kiểm dịch thực vật.

IV. Giấy chứng nhận hun trùng (Certificate of Fumigation)

 
Giấy này được cấp sau khi hàng hóa trên tàu đã được Cơ quan kiểm dịch y tế bơm thuốc khử côn trùng.

Các mặt hàng cần được bơm khủ côn trùng là:

  • Một số mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ như nông sản (cà phê, tiêu, điều...)
  • Các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ như hàng mây tre lá, hàng thủ công mỹ nghệ, mặt hàng đồ gỗ chưa qua xử lý bề mặt... Các mặt hàng này nếu không xử lý bằng hóa chất thì trong quá trình vận chuyển sẽ phát sinh mối, mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại môi trường.
  • Các dạng bao bì đóng gói hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ gỗ như pallet gỗ đóng gói hàng gốm sứ, kiện gỗ đóng gói hàng máy móc, phụ tùng.

V. Chứng từ bảo hiểm

Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thảo thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.

  • Các loại bảo hiểm là:

Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm:

+ Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này. Đơn bảo hiểm gồm có: Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm; Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng,..) và việc tính toán phí bảo hiểm.

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điề kiện bảo hiểm đã thảo thuận.

+Phiếu bảo hiểm (Cover note) là chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp trong khi chờ lập chứng từ bảo hiểm. Đây là chứng từ mang tính chất tạm thời không có giá trị lưu thông và không có giá trị để giải quyết tranh chấp tổn thất xay ra nên Ngân hàng từ chối tiếp nhận phiếu bảo hiểm.

  •  Chức năng của chứng từ bảo hiểm là:

Bảo hiểm đơn là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm. Bảo hiểm có tác dụng:

– Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế

– Giải quyết phần nào thiệt hại xả ra trong vận tải đường biển vì bảo hiểm là hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.

– Là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo hiểm và nhận bồi thường bảo hiểm khi có tranh chấp, kiện tụng.

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đến bài viết !