Lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam. Vào ngày 12 tháng 11 năm 2019, tại “Hội Nghị Thương Mại Gạo Thế Giới Lần Thứ 11” tổ chức tại Manila, Philippines, gạo hữu cơ ST25 của Việt Nam đã được trao giải “Gạo ngon nhất thế giới” sau khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Cambodia tại cuộc thi World's Best Rice, do The Rice Trader tổ chức. Có thể thấy gạo của chúng ta ngày càng được cải thiện về chất lượng, cũng như khẳng định thương hiệu “hạt ngọc Việt” trên thị trường thế giới. Sau đây chúng tôi sẽ đi phân tích những thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam để các bạn cùng tìm hiểu nhé!
I. MÃ HS CỦA GẠO VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GẠO
Theo quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT về Bảng mã số HS đối với chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu gạo thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam bao gồm:
Mã số |
Mô tả hàng hóa |
---|---|
10.06 |
Lúa gạo. |
1006.10 |
- Thóc: |
1006.10.10 |
- - Để gieo trồng |
1006.10.90 |
- - Loại khác |
1006.20 |
- Gạo lứt: |
1006.20.10 |
- - Gạo Hom Mali (SEN) |
1006.20.90 |
- - Loại khác |
1006.30 |
- Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed): |
1006.30.30 |
- - Gạo nếp |
1006.30.40 |
- - Gạo Hom Mali (SEN) |
|
- - Loại khác: |
1006.30.91 |
- - - Gạo đồ (1) |
1006.30.99 |
- - - Loại khác |
1006.40 |
- Tấm: |
1006.40.10 |
- - Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi |
1006.40.90 |
- - Loại khác |
II. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
9 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu gạo của cả nước đạt 5,06 triệu tấn, thu về 2,2 tỷ USD, tăng 3,4% về lượng nhưng giảm 10,4% về kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2018. Giá xuất khẩu trung bình giảm 13,4%, đạt 435,6 USD/tấn.
Gạo của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Philippines, đạt 1,89 triệu tấn, tương đương 773,78 triệu USD, tăng mạnh 188% về lượng và tăng 159,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 37,3% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và chiếm 35,1% trong tổng kim ngạch. Giá xuất khẩu sang thị trường này giảm 10% so với cùng kỳ, đạt 410,3 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc - thị trường đứng thứ 2 về kim ngạch trong 9 tháng đầu năm nay sụt giảm rất mạnh, giảm 65,6% về lượng, giảm 66,8% về kim ngạch và giảm 3,5% về giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 387.807 tấn, tương đương 192,88 triệu USD, giá xuất khẩu đạt 497,4 USD/tấn, chiếm 7,7% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước và chiếm 8,8% trong tổng kim ngạch.
Ngược lại, xuất khẩu sang Bờ biển Ngà – thị trường lớn thứ 3 lại tăng mạnh 149,3% về lượng và tăng 81,8% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 427.762 tấn, tương đương 182,58 triệu USD, chiếm trên 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Các thị trường nổi bật về mức tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch trong 9 tháng đầu năm nay gồm có: Senegal tăng gấp 577 lần về lượng và tăng gấp 296,8 lần về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 53.706 tấn, tương đương 16,91 triệu USD; sau đó là Brunei, Bỉ và Angola.
Ngược lại, xuất khẩu gạo sang một số thị trường như Indonesia, Bangladesh, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ sụt giảm rất mạnh từ 66% – 96% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Về chủng loại gạo xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2019, gạo trắng chiếm 47% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 39,8%; gạo nếp chiếm 7,2%; gạo japonica, gạo giống Nhật chiếm 5,7%. Về gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc chiếm gần 52%.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa qua, Chính phủ Phillipines cho biết sẽ cân nhắc sử dụng đa dạng các biện pháp phi thuế, như yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và kiểm dịch thực vật, để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu gạo. Bộ Nông nghiệp Phillipines cũng đang đề xuất áp thuế tự vệ đối với nhập khẩu gạo, dự kiến sẽ không thấp hơn 30%, có thể áp thuế 30-80% đối với gạo nhập khẩu vượt quá 350.000 tấn, điều này có thể trở thành một trong những nhân tố sẽ gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng có những tín hiệu tích cực từ thị trường khác. Điển hình Nhật Bản – quốc gia thường xuyên nhập khẩu 50% gạo từ Mỹ đang xem xét chuyển hướng sang nhập khẩu gạo từ các quốc gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); trong đó có Việt Nam.
Singapore – quốc gia thường xuyên nhập khoảng 30-40% gạo từ Thái Lan, đang xem xét chiến lược đa dạng hóa nhập khẩu từ các nguồn khác. Do đó, trong thời gian tới, cơ hội tiếp cận thị trường gạo Singapore sẽ mở ra với các quốc gia trên, đặc biệt là Việt Nam và Campuchia, các quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á, có lợi thế giao thương cùng với Singapore.
Xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2019
Thị trường |
9 tháng đầu năm 2019 |
So với cùng kỳ năm trước (%)* |
||
Lượng (tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng |
Trị giá |
|
Tổng cộng |
5.060.437 |
2.204.303.094 |
3,42 |
-10,4 |
Philippines |
1.886.091 |
773.782.044 |
188,14 |
159,27 |
Trung Quốc đại lục |
387.807 |
192.880.568 |
-65,59 |
-66,8 |
Bờ Biển Ngà |
427.762 |
182.579.425 |
149,31 |
81,84 |
Malaysia |
443.486 |
174.966.464 |
-2,02 |
-14,21 |
Ghana |
290.854 |
142.075.526 |
-2,35 |
-17,69 |
Iraq |
270.100 |
138.569.249 |
28,62 |
15,42 |
Hồng Kông (TQ) |
94.637 |
48.634.986 |
46,89 |
32,72 |
Singapore |
68.357 |
36.621.116 |
6,54 |
1,89 |
U.A.E |
35.596 |
18.743.189 |
0,62 |
-3,67 |
Senegal |
53.706 |
16.905.648 |
57.648,39 |
29.583,51 |
Mozambique |
35.874 |
16.895.780 |
|
|
Indonesia |
29.539 |
13.040.625 |
-96,17 |
-96,4 |
Saudi Arabia |
23.943 |
13.027.954 |
|
|
Cộng hòa Tanzania |
16.158 |
8.925.472 |
|
|
Australia |
13.708 |
8.623.562 |
80,27 |
69,8 |
Đài Loan (TQ) |
18.320 |
8.539.736 |
30,22 |
21,92 |
Mỹ |
12.440 |
8.258.248 |
-11,45 |
-7,82 |
Nga |
20.068 |
8.256.346 |
156,56 |
136,75 |
Angola |
13.459 |
5.049.490 |
257,29 |
138,26 |
Ba Lan |
7.039 |
3.654.059 |
135,5 |
110,1 |
Algeria |
9.025 |
3.616.846 |
-21,52 |
-29,96 |
Nam Phi |
7.368 |
3.591.353 |
165,51 |
127,24 |
Brunây |
7.868 |
3.266.030 |
304,52 |
279,37 |
Hà Lan |
4.896 |
2.539.052 |
77,65 |
66,93 |
Bangladesh |
5.039 |
1.841.252 |
-74,43 |
-78,28 |
Bỉ |
1.278 |
882.962 |
145,3 |
189,75 |
Ukraine |
1.678 |
874.417 |
60,42 |
41,06 |
Pháp |
1.316 |
759.962 |
64,29 |
29,31 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
1.261 |
591.689 |
-72,27 |
-77,37 |
Chile |
1.152 |
567.986 |
272.82 |
136.13 |
Tây Ban Nha |
662 |
307.851 |
-4.47 |
-14.93 |
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, trong thời gian tới sẽ tập trung mở rộng thị trường mới, gồm châu Phi, ASEAN,… để bù đắp sự sụt giảm ở thị trường Trung Quốc. Trong sản xuất sẽ cơ cấu các giống lúa cho phù hợp những nhóm thị trường trên. Ngành lúa gạo cần tập trung chế biến sâu hơn nữa, chuỗi giá trị gạo không chỉ là hạt gạo mà là các sản phẩm phụ như trấu, cám, dầu, kể cả sản phẩm gạo cũng phải đa dạng như: gạo hữu cơ, gạo dược liệu… mới đem lại hiệu quả.
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đến bài viết !