Vận đơn có rất nhiều cách phân loại thành nhiều loại vận đơn khác nhau. Trong đó có cách phân loại theo người phát hành vận đơn được sử dụng vô cùng phổ biến. Đó là vận đơn chủ và vận đơn chủ - Master Bill of Lading và vận đơn nhà House Bill of Lading. Vậy làm sao để phân biệt cách sử dụng hai loại vận đơn này? Bài viết dưới đây sẽ nêu ra những sự khác biệt và cách sử dụng của hai loại vận đơn này.
Master Bill of Lading là loại B/L do hãng hàng tàu hoặc hãng hàng không phát hành cho Shipper, tức Shipper đứng tên trực tiếp trên B/L. Hình thức nhận diện Master B/L là trên vận đơn có thông tin hãng tàu hay hãng hàng không như logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng.
Có 2 hình thức của Master B/L:
– Khách gửi hàng trực tiếp liên hệ và gửi hàng cho hãng, lúc này khách hàng sẽ trực tiếp nhận Master Bill. Khi đó, Shipper đứng tên chủ hàng, Consignee là tên người nhập khẩu thực thụ. Khách hàng sẽ đóng mọi chi phí cho hãng tàu như cước tàu, phí Local Charge…
– Khách gửi hàng cho Forwarder, lúc này Shipper là tên công ty Forwarder, Consignee là tên đại lý của công ty Forwarder tại nước sở tại.
House Bill of Lading là loại B/L do công ty Forwarder phát hành cho Shipper, trên B/L có thể hiện logo của công ty Forwarder chứ không có logo của hãng tàu hay hàng không. Trên B/L Shipper là chủ hàng và Consignee là người mua hàng thực thụ.
Phân loại Master Bill và House Bill:
Master Bill |
House Bill |
– Do hãng tàu hoặc hàng không phát hành, khi chỉnh sửa sẽ mất phí. – Ít rủi ro hơn House Bill. – Master Bill có một dấu và chữ ký. – Master Bill ghi cảng đi đến. – Trên mặt Master Bill ghi tên, logo hãng tàu/hàng không. |
– Dễ chỉnh sửa hơn so với Master Bill, có thể tùy ý chỉnh sửa theo nhu cầu của Shipper. – Rủi ro hơn Master Bill. – Có thể có 2 dấu và chữ ký (một của người gom hàng và một có thể của người chuyên chở xác nhận việc đã xếp hàng lên máy bay). – Ghi tên và logo người giao nhận. |
Sau khi Shipper nhận được House B/L hoặc Master B/L gốc sẽ gửi cho Consignee để nhận hàng.
Việc phân biệt ra Master Bill và House Bill để dễ quản lý hàng hoá và biết được mối quan hệ giữa chủ hàng (Shipper) và người vận chuyển thực tế (hãng tàu). Làm Master Bill là mối quan hệ thực tế của hãng tàu và chủ hàng thực hoặc chủ hàng là Forwarder. Làm House Bill là mối quan hệ giữa chủ hàng thật Shipper và đơn vị trung gian vận chuyển (Forwarder).
Để dễ dàng cho việc kiểm soát hàng hóa, vận đơn được chia làm 2 loại: master bill và house bill, điều này dễ gây nhầm lẫn và khó phân biệt cho người sử dụng. Bài viết trên đã trình bày những điểm khác nhau của 2 loại bill này. Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu sâu hơn về cả 2 loại bill và có sự lựa chọn nên làm bill nào cho đơn hàng của mình.