Thanh toán nhờ thu là một trong những phương thức thanh toán được vận dụng khá nhiều trong thanh toán hàng hóa giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thanh toán kèm chứng từ là một loại nằm trong thanh toán nhờ thu. Vậy thanh toán nhờ thu kèm chứng từ và phương thức D/A trong nhờ thu kèm chứng từ là gì và có ý nghĩa như thế nào? Có tiện ích như thế nào với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Quy trình làm thanh toán ra sao? Bạn có thể tham khảo nội dung này qua bài viết chi tiết dưới đây.
I. Nhờ thu kèm chứng từ là gì?
1. Khái niệm
Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu gồm:
- Chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, hoặc
- Chỉ chứng từ thương mại (không có chứng từ tài chính).
NHTH chỉ trao bộ chứng từ cho Người trả tiền khi người này đã trả tiền, chấp nhận trả tiền hoặc thực hiện các điều kiện khác quy định trong Lệnh nhờ thu.
2. Các hình thức Nhờ thu kèm chứng từ:
Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu phương thức trả tiền chấp nhận chứng từ D/A
II. D/A là gì? Qui trình thanh toán của D/A?
1. D/A là gì ?
- Là điều kiện chấp nhận thanh toán trao đổi chứng từ. NHTH chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà NK chấp nhận thanh toán.
- Đối với điều kiện D/A, trong lệnh nhờ thu phải có chỉ thị “Release Documents against Acceptance”.
Các bên tham gia vào qui trình thanh toán D/A
+Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ (NHTH), thì NHTH sẽ xuất trình Nhờ thu trực tiếp cho người trả tiền, trong trường hợp này thì NHTH đồng thời là ngân hàng xuất trình (NHXT).
+Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với NHTH, thì có thể chuyển nhờ thu cho một ngân hàng khác có quan hệ tài khoản với Người trả tiền để xuất trình. Trong trường hợp này, ngân hàng phục vụ Người trả tiền trở thành NHXT, và chịu trách nhiệm trực tiếp với NHTH.
2. Qui trình thanh toán D/A
III. Rủi ro trong phương thức thanh toán D/A
1. Với nhà XK:
- Nhận tiền thanh toán chậm đẫn đến rủi ro hối đoái
- Người NK không chấp nhận thanh toán trong khi Ngân hàng các bên chỉ có vai trò trung gian không có trách nhiệm thanh toán cho nhà XK.
2. Với nhà NK: rủi ro chủ yếu dựa vào hàng hóa nhận được không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đó nhà NK có thể từ chối chấp nhận tờ hối phiếu.
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đến bài viết !