Trong giao dịch thương mại, người bán và người mua đều mong muốn giành thế an toàn cho mình và không muốn chịu rủi ro, câu hỏi “trả tiền trước hay giao hàng trước?” luôn luôn là câu hỏi quan trọng nhất. Từ đó, các phương thức thanh toán quốc tế ra đời và phương thức thanh toán bằng L/C là phương thức được sử dụng rất phổ biến. Vậy trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu L/C là gì và nó có những ưu nhược điểm ra sao?
L/C – Letter of credit – tín dụng thư: là cam kết của một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở L/C) về việc sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng L/C) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát trong phạm vi số tiền đó với điều kiện người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
PHÂN THEO LOẠI HÌNH:
► Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable L/C): chỉ được sửa đổi hoặc hủy nếu có sự đồng ý của tất cả các bên. Nếu L/C không ghi Irrevocable được mặc định là không thể hủy ngang.
► Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): Có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào thông qua ngân hàng mở L/C và do ngân hàng này thông báo với các bên. Việc hủy ngang chỉ có thể thực hiện trước khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng chỉ định thanh toán.
PHÂN THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN:
► Thư tín dụng trả ngay (L/C Payable by Draft at Sight)
► Thư tín dụng trả chậm (L/C Available by Deffered Payment)
► Thư tín dụng chấp nhận (L/C Available by Acceptance)
PHÂN LOẠI THEO PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG:
► Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C)
► Thư tín dụng trực tiếp (Straight L/C)
► Thư tín dụng cho phép chiết khấu (L/C Available by Negotiation)
► Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without resourse L/C)
► Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
► Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)
► Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
► Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
► Thư tín dụng điêu khoản đỏ (Red Clause L/C)
► Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)
► Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant)
► Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary)
► Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuting Bank)
► Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank)
1. Ký kết hợp đồng ngoại thương.
2. Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng ở L/C.
3. Ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất khẩu hưởng và gửi đến ngân hàng thông báo.
4. Ngân hàng thông báo thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng.
5. Người thủ hưởng thực hiện giao hàng theo quy định.
6. Người thụ hưởng xuất trình chứng từ và nhận tiền chiết khấu.
7. Ngân hàng chiết khấu gửi chứng từ và nhận tiền hoàn trả từ ngân hàng mở L/C.
8. Ngân hàng mở L/C giao chứng từ và yêu cầu người xin mở L/C thanh toán.
Ưu điểm:
► Đối với người xuất khẩu: chắc chắn nhận được tiền hàng thanh toán từ ngân hàng, không phải chịu các rủi ro như người mua không thanh toán, thanh toán chậm trễ ...
► Đối với người nhập khẩu: Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
► Đối với ngân hàng: nhận được phí dịch vụ, mở rộng quan hệ quốc tế,...
Nhược điểm:
► Đối với người xuất khẩu: nếu không trình được đầy đủ các chứng từ hợp lệ, hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu lực của L/C sẽ không thể được thanh toán tiền hàng từ ngân hàng.
► Đối với người nhập khẩu: không thể kiểm tra về chất lượng và số lượng hàng hóa có đúng như trong hợp đồng hay không, do L/C và hợp đồng được phát hành độc lập, ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính xác thực của lô hàng... hơn nữa, ngân hàng yêu cầu người nhập khẩu phải ký quỹ 100% giá trị của L/C bằng tiền mặt hoặc tài sản, sẽ không phù hợp với một số doanh nghiệp nhỏ, chưa có đủ vốn ...
► Một số rủi ro trong thanh toán L/C: Người xuất khẩu không cung cấp được hàng hóa dù người nhập khẩu đã mở L/C; Ngân hàng mở L/C thanh toán tiền hàng chỉ dựa trên chứng từ, không dựa trên hàng hóa cụ thể, có thể gặp trường hợp chứng từ giả mạo, chứng từ lập khống,...
Một số ý kiến cho rằng L/C là phương thức thanh toán quốc tế tốt nhất. Nhưng xem xét các mặt ưu điểm và nhược điểm của phương thức này có lẽ tôi xin khẳng định, thanh toán với L/C có rất nhiều rủi ro đối với các bên do đó, đây chưa thể là phương thức thanh toán tối ưu. Bài viết này đã nêu ra một số nội dung cơ bản của phương thức thanh toán thư tín dụng L/C và ưu nhược điểm của nó. Rất mong bài viết có hữu ích với bạn và giúp bạn đưa ra quyết định có nên sử dụng L/C hay không.