Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập các nền kinh tế hiện nay, ngày càng xuất hiện các cuộc giao thương mua bán hàng hóa xuyên quốc gia. Vì vậy hợp đồng có vai trò vô cùng quan trọng trong các giao dịch thương mại quốc tế. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về Hợp đồng TMQT là gì? Điều khoản số lượng và giá cả trong Hợp đồng TMQT nhé!
I. Hợp đồng thương mại quốc tế là gì?
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ…
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nó sẽ được điều chỉnh bằng pháp luật thương mại quốc tế: có thể là pháp luật của các quốc gia khác nhau, các điều ước quốc tế liên quan và trong nhiều trường hợp liên quan đến cả tập quán thương mại quốc tế, nên cần thiết phải lựa chọn luật nào trong số đó để áp dụng cho hợp đồng.
II. Cấu trúc của hợp đồng thương mại quốc tế
Một hợp đồng thương mại quốc tế thường được cấu trúc thành năm nhóm nội dung chính:
Tên và số hiệu hợp đồng
Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng
Phần mở đầu (Tên, địa chỉ các chủ thể tham gia hợp đồng)
Phần nội dung chính bao gồm các điều khoản chính của hợp đồng
Đại diện của các bên ký kết ký tên và đóng dấu
Lưu ý chữ ký phải đảm bảo là đúng người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. Trong trường hợp do người khác ký mà không phải là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp thì phải có giấy ủy quyền được đính kèm với hợp đồng.
Các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế, thường có hai nhóm, các điều khoản bắt buộc (là các điều khoản thường phải có trong hợp đồng, như điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán v.v) và các điều khoản tùy ý (các điều khoản tùy vào sự thỏa thuận và thống nhất giữa các bên tham gia)
Các điều khoản bắt buộc
Điều 1: Tên hàng (Article 1: Commodity)
Điều 2: Số lượng/ Khối lượng (Article 2: Quantity/ Weight)
Điều 3: Chất lượng/ Phẩm chất hàng hóa (Article 3: Quality/ Specification)
Điều 4: Giá cả (Article 4: Price)
Điều 5: Giao hàng (Article 5: Shipment/ Delivery
Điều 6: Thanh toán (Article 6: Settlement/ Payment )
Điều 7: Chứng từ giao hàng ( Article 7: Necessary documents/ document requirement/ negotiation documents)
Bên cạnh đó, để hợp đồng đầy đủ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các bên, còn có những điều khoản quan trọng khác như:
Điều 8: Bao bì và kí mã hiệu ( Article 8: Packing and marking)
Điều 9: Bảo hành ( Article 9: Warranty)
Điều 10: Phạt và bồi thường thiệt hại (Article 10: Penalty)
Điều 11: Bảo hiểm (Article 11: Insurance)
Điều 12: Bất khả kháng (Article 12: Force majeure )
Điều 13: Khiếu nại ( Article 13: Claim)
Điều 14: Trọng tài (Article 14: Arbitration)
Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về Điều khoản Số lượng và Giá cả trong hợp đồng TMQT nhé!
III. Điều 3: Số lượng (Quantity)
Đây là một trong những điều khoản quan trọng trong một hợp đồng thương mại quốc tế. Điều khoản này xác định số lượng thực tế hàng hóa sẽ được mua bán.
1. Đơn vị tính số lượng
Đơn vị số đếm: cái, chiếc, bộ, kiện, hòm …
Đơn vị đo lường
Cần lưu ý các nước có thể sử dụng hệ thống đo lường khác nhau
Ví dụ: Hệ mét: 1 MT (metric – ton) = 1000 kg
Hệ Anh – Mỹ, 1 tấn mỹ – 1 ST (Short – ton) = 907,187 kg; 1 tấn Anh – 1 LT (long – ton): 1.016,047 kg
Cũng có thể cùng một đơn vị đo lường nhưng áp dụng với mỗi hàng hóa lại khác nhau. Ví dụ: 1 ounce (đối với hàng hóa thông thường = 31,1 gram; 1 ounce (đối với vàng bạc) = 28,35 gram.
Lưu ý: Khi kiểm tra đơn vị tính, đơn vị tính phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường (như m, kg…), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như thùng, hộp …) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp có bao nhiêu kg, bao nhiêu gói, chiếc …).
2. Phương pháp quy định số lượng
Cách quy định này thường dùng với những hàng hóa tính bằng cái, chiếc, hàng hóa dễ cân đong đo đếm, hàng hóa với số lượng nhỏ. Các bên quy định chính xác số lượng hàng hóa được mua bán ngay khi ký kết hợp đồng. Số lượng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
Cách quy định này cho phép một mức chênh lệch trong giao nhận số lượng hàng hóa. Khoản chênh lệch đó gọi là dung sai về số lượng.
Thường dùng đối với việc mua bán các mặt hàng có khối lượng lớn như ngũ cốc, than, quặng, dầu mỏ … hay những mặt hàng có tỷ lệ hao hụt tự nhiên để thuận tiện cho việc thu gom hàng, tạo thuận lợi cho việc thuê tàu, tránh được hao hụt trong quá trình vận chuyển và sai số trong cân đo hàng hóa.
Điều khoản này có thể được thể hiện trong hợp đồng bằng cách ghi các cụm từ “about”, “approximately”, “from … to…”
Trường hợp dung sai không được xác định và ghi trong hợp đồng thì áp dụng phạm vi dung sai theo tập quán hiện hành đối với hàng hóa như buôn bán ngũ cốc có dung sai: +-5%; cà phê: +- 3%, cao su: +-2.5%; gỗ: +-10%, máy thiết bị +-5% trọng lượng hàng giao.
3. Phương pháp xác định trọng lượng
Đối với những hàng hóa xác định theo trọng lượng, cần nắm rõ các phương pháp xác định trọng lượng hàng hóa. Trọng lượng hàng hóa có thể được tính theo các cách khác nhau.
Là trọng lượng của bản thân hàng hóa cộng với trọng lượng của bao bì. Phương pháp này được áp dụng khi trọng lượng hoặc trị giá của bao bì quá nhỏ so với trọng lượng hoặc giá trị của lô hàng, hoặc đối với những mặt hàng không thể tách rời khỏi bao bì. Đây là phương pháp xác định trọng lượng hàng hóa phổ biến.
Là trọng lượng thực tế của bản thân hàng hóa mà không tính đến bất cứ loại bao bì nào.
Là trọng lượng của hàng hóa ở độ ẩm tiêu chuẩn. Phương pháp này thường áp dụng cho những mặt hàng dễ hút ẩm có độ ẩm không ổn định, giá trị kinh tế tương đối cao như bông, đay, len, tơ tằm …
Trọng lượng lý thuyết: Là trọng lượng tính toán đơn thuần dựa vào lý thuật hay thiết kế. Phương pháp này áp dụng tính cho các mặt hàng có quy cách và kích thước cố định (vd: théo tròn, thép cuộn, thép tấm..) hoặc mua bán theo thiết kế.
IV. Điều 4: Giá cả (Price)
Trong điều khoản này cần xác định: Đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp quy định giá cả, giảm giá (nếu có), và điều kiện cơ sở giao hàng
1. Đồng tiền tính giá
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa xuyên quốc gia, giá cả hàng hóa có thể được tính bằng tiền của nước người bán, nước người mua hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba.
Việc lựa chọn đồng tiền tính giá còn phụ thuộc vào tập quán ngành hàng, tương quan giữa người mua và người bán trên thị trường và chính sách kinh tế đối ngoại.
Ví dụ: trong buôn bán cao su, kim loại màu, than… đồng tiền tính giá thường được quy định bằng đồng bảng Anh; trong buôn bán về sản phẩm dầu mỏ, da lông thú, đồng tiền tính giá thường là đồng đô la Mỹ.
Các bên mua bán thường thống nhất chọn đồng tiền nào có giá ổn định trên thị trường hối đoái, có khả năng chuyển đổi cao, hay gọi là đồng tiền mạnh như: USD, JPY, EUR, GBP.
2. Phương pháp quy định giá
Là giá cả được thỏa thuận vào lúc ký hợp đồng và không xem xét lại trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
Phương pháp này áp dụng cho những hợp đồng ngắn hạn với những mặt hàng mà giá ít có sự biến động trên thị trường.
Là giá được xác định lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Khi vận dụng phương pháp quy định giá này, người ta cần đưa ra một giá gốc trong hợp đồng, nguồn tài liệu để phán đoán sự biến động của giá cả, thỏa thuận tỷ lệ để điều chính (biến động giá) và xác định thời điểm để xem xét lại giá.
Ví dụ trong các hợp đồng dài hạn về mua bán nguyên liệu công nghiệp, lương thực … người ta thường thỏa thuận điều khoản cho phép xét lại giá hợp đồng khi giá thị trường biến động vượt quá mức 5% hoặc 10% so với giá hợp đồng quy định.
Là giá chưa được quyết định trong lúc đàm phán và ký hợp đồng mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Trong hợp đồng, người ta chỉ thỏa thuận với nhau một thời điểm nào đó và những nguyên tắc nào đó hai bên sẽ gặp nhau xác định giá.
Ví dụ: “Giá được xác định vào thời điểm trước khi giao hàng”, “Giá sẽ được tính tại thời điểm thanh toán theo giá quốc tế tại sở giao dịch hàng hóa hay theo giá bán trên thị trường chính của mặt hàng”
Phương pháp này được sử dụng với những hợp đồng mua bán hàng hóa có sự biến động mạnh về giá trên thị trường và trong thời kỳ lạm phát với tốc độ cao.
Là giá được khẳng định ngay khi ký kết hợp đồng nhưng tại thời điểm thanh toán thì nó được xác định lại, được tính toán lại trượt theo khả năng thay đổi của những yếu tố cấu thành. Phương pháp này thường áp dụng cho những mặt hàng có quá trình chế tạo lâu dài, như hàng thiết bị toàn bộ, tàu biển, các thiết bị lớn trong công nghiệp …
3. Các khoản giảm giá
Trong điều khoản giá cả, có thể quy định thêm về giảm giá (Discount).
Giảm giá là một khoản ưu đãi tín dụng của bên bán hàng dành cho bên mua hàng.
Xét theo nguyên nhân giảm giá, có các loại giảm giá như do trả tiền sớm, giảm giá thời gụ, giảm giá đổi hàng cũ lấy hàng mới, giảm giá do mua hàng với số lượng lớn …
Xét về cách tính giảm giá: Giảm giá đơn (giảm giá 1 lần cho toàn bộ các nguyên nhân, thường được biểu thị bằng một mức % so với giá chào hàng); Giảm giá kép (là mức ưu đãi giảm giá do nhiều nguyên nhân, mỗi nguyên nhân có tỷ lệ giảm giá nhất định: vd: giảm giá 5% do mua hàng với số lượng nhiều, giảm 2% do mua hàng trái thời vụ…); Giảm giá lũy tiến ( giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng hóa được mua bán trong đợt giao dịch nhất định); Giảm giá tặng thưởng (Giảm giá mà người bán thưởng cho người mua thường xuyên, nếu trong một thời hạn nhất định tổng số tiền mua hàng đượt được tới một mức nhất định.
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đến bài viết !