Các Loại Container Trong Vận Chuyển Hàng Hóa

Đăng ngày: 15-12-2019

Container xuất hiện đã mang lại nhiều sự thuận tiện trong quy trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt được sử dụng rất nhiều trong xuất nhập khẩu. Khi vận chuyển hàng hóa, bạn phải lựa chọn loại và kích thước container phù hợp với loại hàng hóa của mình. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về các loại container thường gặp trong xuất nhập khẩu.

Phân loại container:

Theo tiêu chuẩn ISO container được chia làm 7 loại chính:

  • Container khô;
  • Container hàng rời;
  • Container chuyên dụng;
  • Container lạnh;
  • Container mở nóc;
  • Container mặt bằng;
  • Container bồn.

Kích thước container:

Có 3 loại kích thước container theo tiêu chuẩn ISO:

  • Container 20 feet;
  • Container 40 feet;
  • Container 45 feet.

Có 2 điều bạn cần quan tâm khi chọn container cho hàng hóa, là kích thước lọt lòng của container và kích thước phủ bì của container.

Sau đây là kích thước phủ bì của container:

  • Container 20 feet: Dài 6,060m; Rộng 2,440m; Cao 2,590m.
  • Container 40 feet: Dài 12,190m; Rộng 2,440m; Cao 2,590m.
  • Container 45 feet: Dài 13,716m; Rộng 2,500m; Cao 2,896m.

Về kích thước lọt lòng của container còn phụ thuộc vào loại container. Mỗi loại container (khô, lạnh,...) thì sẽ có kích thước lọt lòng khác nhau.

Chúng ta cùng đi vào từng loại container cụ thể:

  1. Container 20 feet Thường – 20 ft Khô:

Đây là loại cơ bản nhất, đại diện cho đơn vị tính TEU. Loại này thường được sử dụng đế đóng những hàng hoá khô, có tính chất nặng, yêu cầu ít về mặt thể tích. Ví dụ như đậu tương, gạo, bột, thép, xi măng…

  1. Container 40 feet Khô:

Container 40 feet là loại tiêu chuẩn từ cont 20. Các kích thước bên ngoài gần như là gấp đôi cont 20. Nếu cont 20 là 1 TEU thì loại 40′ được tính là 2 TEU. Loại cont này được sử dụng cho các loại hàng hoá yêu cầu nhiều về thể tích nhưng khối lượng nhẹ. Ví dụ như: hàng dệt may, hàng sắn lát, nội thất, nhựa đã gia công (không phải hạt nhựa)….

  1. Container 20 feet Lạnh – RF:

Loại cont này có kích thước bên ngoài như container 20′ khô, nhưng được trang bị thêm máy làm lạnh, là hệ thống giữ nhiệt. Do đó kích thước bên trong container 20 feet lạnh sẽ khác với cont khô. Máy lạnh và chiều dày của lớp giữ nhiệt làm giảm kích thước bên trọng gồm chiều dài, rộng, cao và làm giảm thể tích của cont 20 lạnh.

Container lạnh thường dùng cho các hàng hóa chuyên dụng, cần được bảo quản như thực phẩm, nông sản,... Thường những hàng thuỷ sản người ta dùng đến -18 độ C, những hàng nông sản dùng nhiệt độ mát để bảo quản tầm -4 độ C.

  1. Container 40 feet – Lạnh:

Loại container 40 lạnh (RF) có kích thước bên ngoài giống cont 40 thường. Tuy nhiên vì có trang bị thêm thiết bị làm làm lạnh và lớp giữ lạnh nên loại cont này có kích thước loạt lòng (kích thước bên trong) nhỏ hơn loại 40 thường. Container 40 lạnh cũng giống như 20 lạnh dùng để vận chuyển hàng cần làm lạnh, nhiệt độ lạnh lên đến -18 độ C.

  1. Container 20 feet Cao – HC:

Loại container 20 feet cao rất ít phổ biển tại Việt Nam và dường như không có. Loại này được sử dụng ở châu Âu.

  1. Container 40 feet Cao – HC:

Container 40 cao (HC) là một loại container có kích thước như cont 40 feet thường, nhưng chiều cao cao hơn 1 chút. Loại này được thiết kế nhằm tối ưu đóng hàng cho cont 40. Trên thị trường Logistics loại cont này thường xuyên bị thiếu hụt do nhu cầu rất nhiều.

Xét về góc độ kinh tế thì loại cont này có giá cước tàu, phí THC như 40 feet. Nên loại các chủ hàng rất thích loại này vì đóng được nhiều hơn, thoải mái hơn cho việc đóng hàng.

  1. Container 40 feet Open Top (OT):

Container Open Top là loại cont không có nóc, thay vì cont bình thường nóc được thiết kế bằng thép thì loại này dùng tấm bạt để che. Container Open Top dùng để chứa những kiện hàng cồng kềnh nhưng có kích thước hoàn toàn vừa container, không quá khổ như hàng Flat Rack. Loại Open Top đặc biệt phát huy tác dụng trong trường hợp hàng yêu cầu đóng gói và dở hàng theo phương thẳng đứng dùng cần cẩu… như các loại vật tư, thiết bị xây dựng, máy móc…. Loại container 40 feet Open Top được thiết kế các thông số kỹ thuật giống với 40 thường, nhưng hở nóc và nóc được làm bằng bạt.

  1. Container 40 Cao Lạnh (HC-RF):

Container 40 Cao lạnh giống như cont 40 lạnh nhưng chiều cao thì cao hơn. Chi tiết kích thước như sau:

  1. Container 20 feet Flat Rack:

Container 20 feet Flat Rack dùng để chở hàng quá khổ quá tải. Kích thước không khác gì loại cont 20 khô. Cont này người ta không có làm vách và mái (top) ở trên. Thường Container flat rack dùng để chở những hàng đặc biệt như máy móc, những mặt hàng không thể để vừa 1 cont 20 feet.

  1. Container 40 feet Flat Rack:

Container 40 feet Flat Rack cũng có tác dụng như cont 20 flat rack là chở hàng quá khổ, quá tải và siêu trường, siêu trọng. Nếu như hàng bạn quá khổ vượt hơn 6m không thể dùng cont 20 feet flat rack thì bắt buộc phải dùng 40 feet flat rack. Cont 40 feet flat rack có chiều cao lọt lòng khá bé (1.950m), vì bản chất họ phải thiết kế dầm chữ I cao để chịu tải trọng lớn.

  1. Container 45 feet:

Container 45 feet (45 ft High Cube container) ở Việt Nam hầu hết các hãng tàu cũng không sử dụng nhiều. Nếu bạn xin giá thì phải chờ rất lâu để có giá cước cho cont này. Loại này thường dùng để chuyên chở hàng  hoá lớn. Đặc điểm nhận dạng của loại cont này thường là ghi số 45 trên vách và trên cửa của container.

Trên đây là một số container thường được dùng trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Với mỗi loại container sẽ ứng với từng loại hàng hóa có tính chất và kích thước khác nhau. Do dó, nắm được các thông số, kích thước của container rất quan trọng. Từ đó sẽ tiết kiệm tối đa chi phí và rủi ro gây hư hại hàng hóa.

Rất mong bài viết hữu ích với bạn đọc!!