Incoterms ( International Commercial Terms) chắc hẳn đây là một thuật ngữ quen thuộc đối với những ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đây là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của bên bán và bên mua trong giao dịch hợp đồng thương mại quốc tế.
Trong Incoterms 2010 có 11 điều khoản chia thành 4 nhóm: E, F, C, D. Chi tiết tên gọi như sau:
Nhóm E: ExW (ExWork) giao hàng tại xưởng
Nhóm F: FOB (Free On Board), FCA (Free Carrier), FAS (Free Alongside)
Nhóm C: CFR (Cost and Freight), CIF (Cost Insurance and Freight), CPT (Carriage Paid To), CIP (Cost Insurance Paid to)
Nhóm D: DAT (Delivered at Terminal), DAP (Delivered at Place), DDP (Delivered Duty Paid)
Trong bài viết này, mình sẽ đi sâu vào phân tích chi tiết các điều khoản nhóm C
Như đã nêu trên nhóm C có 4 điều khoản đó là CFR, CIF, CPT và CIP. Từ C ở đầu mỗi điều khoản này là “Cost” tức là người bán hàng phải chịu thêm trách nhiệm khác khi tàu nhổ neo như chịu phí cước tàu, bảo hiểm,…. Sau đây tôi sẽ đi vào chi tiết từng nhóm.
1. CFR hay còn được viết CNF, C&F (Cost and Freight) Tiền hàng và cước phí
Cách quy định: CFR tên cảng đến
Ví dụ: CFR Southampton Port, the UK - Incoterms® 2010
Tức là người bán thuê tàu, trả các loại phí và cước phí cần thiết để chuyên chở hàng hóa đến cảng đến mà người mua yêu cầu. Người bán hết trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi hàng hóa được giao trên tàu tại cảng đi.
Note:
Chữ C ở đây là Cost = tiền hàng = giá FOB. Còn F là Freight (cước)
Ta có thể viết CFR = FOB + F
– Seller thuê tàu và trả cước tại cảng đến
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
– Chuyển giao rủi ro sau khi hàng lên tàu tại cảng xuất
– Chỉ dùng cho vận tải biển và thủy nội địa
Cách quy định: CIF tên cảng đến
Ví dụ: CIF Southampton Port, the UK - Incoterms® 2010
Người bán mua bảo hiểm, thuê tàu, trả các loại phí và cước phí cần thiết để chuyên chở hàng hóa đến cảng đến có nêu tên. Người bán hết trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi hàng hóa được giao trên tàu tại cảng đi.
Note: CIF = CFR + I
Mọi đặc điểm giống như CFR, nhưng chỉ thêm 1 việc đó là người bán mua bảo hiểm cho lô hàng.
Cách quy định: CPT tên nơi đến
Ví dụ: CPT Incheon Airport, Korea - Incoterms®2010.
Người bán thuê phương tiện vận tải, trả các loại phí và cước phí cần thiết để chuyên chở hàng hóa đến nơi đến có nêu tên. Người bán hết trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở do người bán thuê tại nơi đi.
Dùng vận chuyển đa phương thức, chuyên hàng air là chuẩn nhất, dùng cả cho hàng sea.
Từ “To” ở đây có nghĩa là tới bất cứ đâu. Do đó, địa điểm đích có thể là tại Cảng/Sân bay hoặc sâu trong nội địa nước nhập khẩu.
Note:
a. Nếu địa điểm đích là cảng dỡ hàng/sân bay đến
* Hàng đường biển (sea)
CPT = FOB + cước vận chuyển tới đích quy định
– Seller thuê tàu và cước trả cước (ocean freight)
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
* Hàng đường không (air)
CPT = FCA + cước vận chuyển tới đích quy định
– Seller book máy bay và trả cước air freight
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
Ví dụ cách ghi: CPT Noibai, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)
b. Nếu địa điểm đích là sâu trong nội địa nước nhập khẩu
CPT = CFR + F
Tuy nhiên, trong thực tế thì phần đa các lô hàng dùng điều kiện CPT chỉ giao tới cảng dỡ hàng (Port of discharge) và sân bay đến (Airport of arrival) mà thôi.
4. CIP – Cost and Insurance paid to: cước phí và bảo hiểm trả tớCách quy định: CIP tên nơi đến
Ví dụ: CIP Incheon Airport, Korea - Incoterms®2010
Người bán mua bảo hiểm, thuê phương tiện vận tải, trả các loại phí và cước phí cần thiết để chuyên chở hàng hóa đến nơi đến có nêu tên. Người bán hết trách nhiệm và chuyển giao rủi ro cho người mua về hàng hóa kể từ khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở do người bán thuê tại nơi đi.
Note: CIP = CPT + I (Insurance)
Giống như CPT, Seller phải mua thêm Insurance bảo hiểm tới địa điểm đích quy định trong hợp đồng.
– Seller book máy bay/tàu biển và cước trả cước
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
Như theo điều kiện nhóm C thì trách nhiệm sẽ tăng dần: CFR< CIF< CPT
Vậy là chúng ta đã hiểu chi tiết về trách nhiệm và rủi ro trong các điều kiện nhóm C của Incoterms 2010 rồi! ^^