Trong xuất nhập khẩu hàng hóa ngoài việc chuẩn bị giao nhận hàng hóa với số lượng lớn và theo các điều kiện thương mại quốc tế, chúng ta còn cần phải quan tâm đến bộ chứng từ xuất nhập khẩu lô hàng. Vậy bộ chứng từ xuất nhập khẩu gồm những gì? Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!
I. Những chứng từ bắt buộc với tất cả các loại mặt hàng
1. Tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu: một loại văn bản mà theo đó người chủ của hàng hóa phải kê khai số hàng hóa đó cho cơ quan hải quan khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Cũng có thể bạn hiểu một cách khác như, khi bạn có một lô hàng nào đó cần phải xuất đi hoặc nhập về thì bạn phải làm thủ tục hải quan, trong đó việc tờ khai hải quan là không thể thiếu, bắt buộc phải có, nếu không có mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại. Người khai hải quan có thể khai điện tử trên phần mềm khai hải quan hoặc nộp 2 bản chính tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu cho cơ quan hải quan.
2. Giấy phép xuất nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất nhập khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.
Những mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu thuộc danh mục hàng có điều kiện trong 3 nhóm hàng hóa xuất nhập khẩu sau: hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường; hàng cấm xuất nhập khẩu và hàng có điều kiện. Với hàng có điều kiện, tùy từng loại hàng sẽ phải xin giấy phép, làm kiểm dịch, hun trùng, hoặc làm kiểm tra chất lượng, khai báo hóa chất. Với mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu thì việc xin giấp phép là một công đoạn bắt buộc trong quy trình xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Trước đây, đó là công việc bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp ở Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hóa ra bất cứ đất nước nào.
Tuy nhiên, theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP, tất cả doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hóa phù hợp với nội dung đăng kí kinh doanh nội địa của mình mà không cần đăng kí giấy phép kinh doanh xuất khẩu.
Quy định này không áp dụng với một số mặt hàng riêng biệt nằm trong danh sách hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu. Khi đó, bạn cần đăng kí giấy phép tại bộ Thương Mại trước khi xuất khẩu chúng ra nước ngoài. Các loại hàng hóa bắt buộc phải có giấy phép khi xuất khẩu đó là:
Trừ các loại sách báo được xuất bản, phát hành chính thức hoặc lưu hành trong nước có dán nhãn kiểm soát của Cục điện ảnh và các cơ quan quản lý văn hóa, văn hóa phẩm khác đều phải xin giấy phép:
+ Sách, báo, lịch, bản đồ, các loại văn bản thuộc mọi lĩnh vực, được đánh máy, chép tay hoặc được sao chép bằng mọi hình thức.
+ Các loại bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ các đồ án thiết kế công trình.
+ Các tác phẩm tranh thông thường hoặc tranh nghệ thuật thuộc các thể loại: đồ họa, khắc kẽm, khắc gỗ, sơn khắc, điêu khắc, khảm trai ,….
+ Đồ thủ công mỹ nghệ, đồ thờ cúng,… thuộc các thể loại và chất liệu.
Kiểm tra của Sở Thông tin truyền thông, Sở Văn hóa thể thao du lịch theo quy định tại Nghị định 32-2012-ND-CP.
3. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu là việc cơ quan chức năng lấy mẫu hàng để kiểm tra xem hàng hóa đó có đạt yêu cầu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của chuyên ngành hay không.
Nếu kết quả kiểm tra là đạt, thì lô hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận. Còn nếu không đạt, thì sẽ bị từ chối cấp chứng nhận, và hàng sẽ không đủ tiêu chuẩn nhập hoặc xuất khẩu. Một số loại kiểm tra đặc thù của các cơ quan như sau:
Bộ Y tế: kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Bộ GTVT: đăng kiểm phương tiện giao thông, xe máy chuyên dùng
Bộ Nông Nghiệp PTNT: kiểm dịch động thực vật, thủy sản (có cả ATTP theo loại hàng thuộc quản lý của Bộ này)
Bộ Khoa học Công nghệ: kiểm tra chất lượng,…
Là nhà xuất nhập khẩu, điều bạn quan tâm và muốn tìm kiếm chính là: hàng của mình có thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành không, và nếu có thì thuộc bộ ngành nào, và thủ tục ra sao.
4. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): chứng từ do người xuất khẩu phát hành để đòi tiền người mua cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn là chứng từ thanh toán, nên cần thể hiện rõ những nội dung như: đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán, thông tin ngân hàng người hưởng lợi…
5. Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): là loại chứng từ thể hiện cách thức đóng gói của lô hàng. Qua đó, người đọc có thể biết lô hàng có bao nhiêu kiện, trọng lượng và dung tích thế nào…
6. Vận đơn (Bill of Lading): Là chứng từ xác nhận việc hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải (tàu biển hoặc máy bay). Với vận đơn đường biển gốc, nó còn có chức năng sở hữu với hàng hóa ghi trên đó.
II. CHỨNG TỪ THƯỜNG CÓ TÙY THEO TỪNG TRƯỜNG HỢP
Những chứng từ dưới đây có thể có hoặc không, tùy theo trường hợp thực tế của hợp đồng thương mại.
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đến bài viết!